Monday, January 1, 2001

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cân

Trà là một loại thức uống được nhân loại dùng từ rất lâu trong lịch sử vì hương thơm ngon tao nhã của nó. Ngày nay, trà được chứng minh là một trong những loại thức uống tốt nhất cho sức khỏe và sắc đẹp và ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.

Trà có nhiều loại, trà xanh, trà đen, trà ô long… Trà ô long có công nghệ chế biến riêng tạo ra hương vị khác biệt. Bên cạnh đó, trà ô long cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp cơ thể.

Theo Đông y, trà có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh: tâm, can, tỳ, phế, thận. Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên bổ ích, hòa hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc.

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cânTrà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành

Độc đáo trong chế biến

Trà ô long (hay oolong, olong) là một giống trà quý có nguồn gốc, được trồng nhiều ở Trung Quốc và nổi tiếng nhất là ở Đài Loan. Trà ô long được chế biến theo phương pháp lên men không hoàn toàn (khoảng 20 - 70%) và sản phẩm có hình dạng viên tròn đặc trưng. Trà ô long có mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh.

Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tất cả các loại trà như: trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà ô long)… đều được chế biến từ loài này. Sau khi được hái về, tùy vào quy trình chế biến ở mức độ oxy hóa khác nhau mà ta sẽ có được những sản phẩm trà với tên gọi khác nhau. Như trà đen là trà được cho lên men hoàn toàn rồi sấy khô, trà xanh là trà tươi không cho lên men, trong khi đó trà ô long (còn gọi là trà đỏ) là trà xanh được lên men nửa chừng. Nhờ quy trình bán lên men, lượng men trong trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng như các vấn đề về gan và thận.

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cân

Hiểu một cách đơn giản, trà ô long chính là trà xanh được trải qua một quá trình chế biến bán lên men mà thành. Chính vì thế, cũng như các loại khác, trà ô long cũng được trồng ở những vùng núi đồi trên khắp Việt Nam mà chủ yếu là tại Thái Nguyên, Mộc Châu, Yên Bái hay Lâm Đồng.

Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol giúp ngăn ngừa ca gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Để sản xuất được trà ô long, người ta phải tuyển chọn kỹ lưỡng từ những búp trà xanh chất lượng. Trà phải được hái bằng tay, đảm bảo mỗi nhánh phải còn đủ một nụ và hai lá non trên búp. Sau đó, những đọt trà non sẽ được mang đi làm héo, và làm héo liên tục với quá trình chế biến nhiệt để tạo nên đặc trưng của trà ô long. Chính nhờ phương pháp bán lên men độc đáo này, trà ô long dù không sử dụng hương hay bất cứ phụ gia nào trong chế biến vẫn cho ra hương vị thanh khiết rất riêng và mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích

Trà ô long được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quá trình bán lên men giúp trà ô long vẫn giữ được hàm lượng Polyphenol, một chất làm tăng cường hoạt động của enzym SOD (superoxide dismutase), giúp ngăn ngừa các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, những thành phần tự nhiên trong lá trà ô long có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa, giảm sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cânLấy nước trà ô long rửa mặt hoặc bã trà đắp lên mắt để xóa đi những nét mệt mỏi trên da và quanh vùng mắt, khắc phục hiệu quả đối với làn da bị cháy nắng và là một chất sát khuẩn cho các vết xước nhỏ rất tốt, có thể giảm nhiễm trùng.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trà ô long có tác dụng kích hoạt sự trao đổi chất cơ bản. Quy trình trao đổi chất cơ bản tạo ra năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì các chức năng quan trọng. Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các oxy hoạt tính, một loại oxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng oxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như: ung thư, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…

Các nhà nghiên cứu nói rằng nồng độ cao các chất chống oxy hóa trong trà xanh gọi là catechins có thể có lợi cho sức khỏe. Catechins của trà xanh đặc biệt gọi là EGCG có thể giúp giảm tiến trình gây bệnh động mạch vành qua tác dụng trên cholesterol xấu LDL. Uống trà còn kiềm chế được sự thèm ăn khiến cơ thể không hấp thu quá nhiều chất béo, thúc đẩy cơ chế trao đổi chất khiến lượng năng lượng bị đốt cháy gia tăng.

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cânThời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng

Cách uống

Cần uống trà đúng cách, đúng thời điểm. Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng, khi thức dậy và sau khi đã ăn sáng ít nhất 30 phút tới 1 giờ đồng hồ vì sau một đêm dài đã làm cơ thể tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào mỗi buổi sáng sẽ bổ sung kịp thời lượng nước và có thể hạ huyết áp, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn. Hoặc sau các bữa ăn mặn, một ly trà giúp lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể hoặc sau các bữa ăn có quá nhiều dầu mỡ khoảng 30 phút. Các thành phần có trong trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thụ chất béo trong thức ăn cũng như vitamin mà cơ thể cần. Uống trà tốt nhất sau bữa ăn 30 phút tới 1 giờ. Để kiểm soát sự thèm ăn nên uống trà trước bữa ăn một giờ

Chú ý: trong trà ô long cũng như các loại trà khác có chứa caffeine. Caffeine trong trà như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng chỉ gây hại nếu dùng quá mức (khoảng 300mg caffein tương đương với 6 cốc trà). Nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi. Hàm lượng caffeine trong trà có tác dụng tốt với một số người, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác. Uống quá nhiều trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị Điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

Có nên kiêng tôm và thịt gà khi bị ho?

Theo chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS. Lê Thị Hải, việc kiêng khem thịt gà và tôm khi bị sốt, ho được truyền miệng từ những người đi trước và mọi người thường nghĩ rằng cứ ăn tôm, thịt gà sẽ khiến tình trạng ho tăng lên. Vì nghĩ rằng vỏ tôm, khi ăn, sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây ho.

Nhưng trên thực tế rất nhiều người ăn tôm thường bóc vỏ nhất là cho trẻ nhỏ, phần thịt của con tôm không gây kích ứng họng mà về mặt dinh dưỡng thì tôm có chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, giúp chóng khỏi bệnh.

Cũng theo Ths.Bs. Lê Thị Hải, đối với thịt gà về khía cạnh dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt tốt nhất trong tất cả các loại thịt, bởi vì giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. Ngoài ra, thịt gà cũng có rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, sắt. Thịt gà nhiều chất dinh dưỡng như vậy, dễ tiêu hóa trong khi lại không có chất gì gây ho cả. Ngược lại, ăn thịt gà càng nhiều càng tốt nhất là khi bị ốm. Do đó việc kiêng khem tôm và thịt gà là hoàn toàn sai lầm.

Điều lưu ý về thực phẩm khi ho chính là cách chế biến. Đối với người bệnh kể cả ho cảm thì việc chế biến cần được các bà nội trợ chú ý. Cần chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt. Bởi khi các bị ho, lại ăn các thực phẩm cứng sẽ khó nuốt, đối với trẻ nhỏ thì dẫn tới nôn trớ. Đối với tôm cần bóc vỏ, thịt gà gỡ xương có thể nấu cháo, súp,… giúp dễ ăn và tăng cường dưỡng chất sẽ mau khỏi bệnh.

Chia sẻ về vấn đề trên, Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội cho rằng. Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, cơ chế gây ho ngoài các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virut, vi khuẩn còn có yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc là lên cơn ho và hen. Đối với nước ta, hiện là thời điểm chuyển mùa cũng là yếu tố thuận lợi khiến cho người nhạy cảm mắc ho nhiều hơn nhưng đối với trẻ em nhạy cảm hơn bình thường với yếu tố thời tiết thì khi lớn triệu chứng sẽ càng giảm đi nên phụ huynh không cần lo lắng quá nhiều.

Khánh Mai

Chế độ ăn cho người tiêu chảy mạn

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.

Tiêu chảy mạn tính khi đi phân lỏng hoặc nhão không thành khuôn, 3 lần trở lên/ngày, kéo dài trên 2 tuần. Hậu quả: người bệnh gầy sút, thiếu máu rồi suy dinh dưỡng nếu không được điều trị dinh dưỡng hợp lý. Nên sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao, hợp khẩu vị, khẩu phần có đủ năng lượng. Ăn nhiều bữa hơn bình thường.

Sữa chua là thực phẩm khuyến khích sử dụng khi bị tiêu chảy vì có tác dụng tái lập cân bằng vi khuẩn, rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Các loại thức ăn thường sử dụng trong tiêu chảy mạn:

Ngoài các thực phẩm đủ các nhóm bột - đường, đạm, lipid, vitamin và khoáng chất cho một bữa ăn hợp lý, cần ưu tiên chọn các thức ăn như:

Sữa chua: Là sữa đã được lên men bằng vi khuẩn, trong quá trình lên men vi khẩn đã biến đổi lactose thành acid lactic nên hấp thu tốt. Sữa chua còn có tác dụng tái lập thăng bằng vi khuẩn, rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Sữa đậu nành: Trong trường hợp người bệnh kém dung nạp lacstose hoặc dị ứng protein sữa bò thì có thể dùng sữa đậu nành thay thế.

Thịt gà: Trong các thức ăn động vật thì nên sử dụng thịt gà. Vì thịt gà dễ tiêu hóa, mùi vị thơm ngon và mềm hơn các loại thịt khác, độ mềm của thịt gà dễ cắt thành những mảnh nhỏ, nhai xong chỉ còn một lượng bã rất ít, hơn nữa, thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt gà dễ hấp thu ngay cả khi niêm mạc ruột bị tổn thương. Thịt gà nấu cháo cho người bệnh tiêu chảy ăn sẽ có tác dụng phục hồi sớm tổn thương niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Sử dụng hoa quả tươi chín như hồng xiêm, chuối, táo tây , ổi chín... để cung cấp vitamin, muối khoáng. Khi người bệnh khỏi tiêu chảy thì chuyển sang chế độ ăn bình thường nhưng cần ăn thêm mỗi ngày một bữa kéo dài một tháng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tiêu chảy mạn

Phù hợp với lâm sàng: giàu đạm, giàu calo, đủ vitamin trong đa số trường hợp. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có uể mấu cao thì cần giảm đạm, giàu calo.

Chế biến, phân bố bữa ăn, lựa chọn thức ăn phải có tính lâu dài, dễ hấp thu, chia nhiều bữa để đưa được nhiều calo, hợp khẩu vị để bệnh nhân ăn được.

Chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, giàu vitamin cho tiêu chảy mạn có thể theo mức cao như sau:

Tổng năng lượng: 2.000- 2.400 kcalo/ngày. Trong đó đạm (protein): 80g/ngày (1,5-2g/kg/ngày); béo (lipid): 15g/ngày; bột - đường: 400g trở lên; nước, muối: vừa đủ; rau, quả: tươi, chín.

Thịt gà là thức ăn nên dùng cho người tiêu chảy mạn vì có độ mềm, dễ hấp thu ngay cả khi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Xây dựng thực đơn

Tùy theo tập tục, thực phẩm từng địa phương để xây dựng thực đơn cho mỗi ngày và mỗi tuần.

Mẫu thực đơn

7 giờ: sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g), bánh quy 100g.

11 giờ: cháo thịt 500ml (gạo 60g, thịt 80g, dầu 2g), bánh mỳ 50g, táo tây nghiền 150g.

14 giờ: súp khoai 400ml (khoai tây 200g, cà rốt 100g, đậu quả 100g, trứng gà 30g), bánh mỳ 50g, dầu 2g.

18 giờ: cháo tim gan 500ml (gạo 60g, tim gan 80g, dầu 2g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g).

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.800 kcalo. Trong đó: đạm 58,08g, chất béo 15,9g; bột - đường 320,85g. Khi bệnh nhân đáp ứng được thì tăng thêm đạm, bột đường, không tăng chất béo.

BS. Phạm Thị Hằng



Vì sao bạn nên bổ sung chanh vào chế độ ăn hàng ngày?

Chanh chứa vitamin C, vitamin B6, vitamin A, vitamin E, folate, niacin, magiê, phốt-pho…mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa…

Bạn hãy bổ sung chanh vào chế độ ăn để hưởng những lợi ích sức khỏe dưới đây:

Đặc tính kháng khuẩn

Chanh được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các vấn đề về da.

Hỗ trợ giảm cân

Sử dụng chanh thường xuyên cũng giúp tăng cường chuyển hóa và hỗ trợ giảm cân.

chanh thải độc gan

Có tác dụng thải độc

Chanh được xem là một trong những liệu pháp tốt nhất để làm sạch gan và cải thiện chức năng gan. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên bổ sung chanh vào chế độ ăn.

Trị đau răng

Bôi một chút nước cốt chanh lên chỗ đau răng có thể giúp giảm đau răng tạm thời.

Làm sạch răng miệng

Nhai một lát chanh hỗ trợ chống lại các vi khuẩn ở miệng và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.

Điều hòa huyết áp

Chanh giàu kali giúp điều hòa huyết áp. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của chanh.

Chống cảm lạnh và cúm

Chanh chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống cảm lạnh, ho và cúm.

Cải thiện tiêu hóa

Chanh cũng được biết đến với công dụng cải thiện tiêu hóa hiệu quả và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu hóa.

Chống ung thư

Do đặc tính kiềm hóa tự nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chanh có khả năng chống ung thư.

BS P.Liên

(theo Univadis/Boldsky)

Sunday, December 31, 2000

Công dụng chữa bệnh của trái nho và các chế phẩm từ nho

Nho và rượu vang làm từ nho, đã là một phần của văn hóa lịch sử loài người từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học trên thế giới gần đây phát hiện ra một vài lọ gốm bên trong di tích đồ đá mới có từ khoảng những năm 6000 TCN (Trước công nguyên). Các lọ đó có chứa dư lượng màu đỏ của rượu vang. Điều này cho thấy rượu vang có từ thời tiền sử nhiều khả năng được làm từ nho hoang dã. Ngày nay, nho được dùng làm nguồn nguyên liệu chế biến nước ép nho, nho khô, rượu vang, và các chế phẩm dược.

Trên các bức tường trong những ngôi mộ cổ của người Ai Cập là hình ảnh đầy màu sắc của khung cảnh thu hoạch nho và sản xuất rượu vang, những di tích này được xác định là đã có ít nhất từ những năm 2700 TCN. 700 năm sau, các thủy thủ đã vận chuyển cây nho qua Địa Trung Hải đến Hy Lạp. Từ đó nho được trồng và lan rộng khắp châu u và di thực đến nhiều nước khác trên thế giới. Nho là loại cây ưa sáng, ưa nắng, chịu được nhiệt độ cao nhưng không chịu được khí hậu ẩm mưa nhiều. Ở Việt Nam, nho được trồng ở nhiều nơi nhưng thích hợp nhất là ở vùng Ninh Thuận, làm nên thương hiệu nho Ninh Thuận nổi tiếng Việt Nam.

Nho (vitis vinifera) là một loại cây leo, sống lâu năm, thân có tua cuốn chia thành 2 – 3 nhánh tua, mọc đối diện với lá. Lá đơn, mọc so le, hình tim, phiến rộng xẻ từ 5 – 7, có răng cưa ở mép lá. Hoa nhỏ, mọc thành cụm, màu lục nhạt, có các loại hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. Quả mọng, hình trứng hoặc hình cầu, vỏ mỏng có khoảng 4 hạt hình lê bên trong. Nho ra hoa từ tháng 5 – 7.

trái nho

Nho và rượu vang từ nho được dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm nay. Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã ghi lại những đặc tính, tác dụng chữa bệnh của chúng. Qua nhiều thời đại, hầu như tất cả các bộ phận của cây nho đã được sử dụng làm thuốc trong y học. Người dân châu u thường sử dụng một thuốc sáp từ nho để điều trị các bệnh về mắt và da. Lá nho dùng làm thuốc đắp lên vết thương giúp cầm máu và chống viêm. Trái nho chín tốt cho người mắc bệnh thận, gan, bệnh đường ruột và cả bệnh ung thư.

Trong nho có chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, caroten, riboflavin, tanin, các enzyme, các hợp chất nitơ tự nhiên (đặc biệt chứa nhiều trong hạt nho), các flavonoid, các hợp chất phenol. Trong nho còn chứa đường (chủ yếu là glucose và fructose), sáp, lipid (trong hạt) và pectin.

Nho tốt cho sức khỏe tim mạch, có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho. Nước ép nho tím và rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol "xấu" (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất flavonoid và vitamin nhóm B có trong nho tím nhiều tốt hơn nho màu sáng. Vì vậy, rượu vang đỏ tốt hơn so với rượu vang trắng.

Trong hạt nho chứa chất chống oxy hóa mạnh là proanthocyanidins. Hiện nay, trên thế giới người ta dùng chiết xuất hạt nho để làm cholesterol máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp và điều trị các bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tĩnh mạch mãn tính. Ngoài ra, chiết xuất hạt nho còn giúp tăng cường miễn dịch, chống dị ứng và hen suyễn. Các hợp chất trong rượu vang đỏ cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ức chế sự phát triển của 1 số chủng vi khuẩn, virus.

Theo y học cổ truyền, nho có vị ngọt, chua, tính bình. Có tác dụng cường cân cốt, khư phong thấp, lợi tiểu tiện, đại bổ khí huyết.

Cách sử dụng nho và các chế phẩm từ nho

- Rượu vang nho: Phụ nữ mỗi ngày dùng 1 ly (100ml), nam giới mỗi ngày dùng 1 – 2 ly (100 – 200ml).

- Nước ép nho: 50g nho tươi, rửa sạch, để cả vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha loãng ra hoặc kết hợp với các loại trái cây khác (dưa hấu, táo, kiwi…) tùy khẩu vị của mỗi người. Có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị viêm họng, suy nhược cơ thể…

- Món sinh tố nho: 200g nho tím, 100ml sữa tươi tách béo (hoặc sữa đậu nành), và 1 hộp sữa chua không đường, ½ cốc đá, tất cả cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn. Đổ hỗn hợp ra cốc, có thể trang trí bằng nho tươi. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và tim mạch!

- Chữa đau lưng mỏi gối, đái buốt, đái rắt: Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.

- Chữa động thai hay nôn oẹ: Nho chín 40g, ăn tươi hoặc sắc uống.

- Nho khô: Có tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, long đờm, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

- Chiết xuất hạt nho: Dùng để chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bôi đắp vết thương hở ngoài da.

Lưu ý: Rượu vang nho tuy có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên dùng vừa đủ, không nên lạm dụng uống quá nhiều. Phụ nữ có thai không nên sử dụng rượu vang đỏ. Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn quá 50g/ngày trái nho chín, và không ăn nhiều cùng 1 lúc.

Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang

(Thọ Xuân Đường)

Tác hại của việc sử dụng nhiều muối

Cao huyết áp

Cao huyết áp là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều muối. Khi natri tăng trong máu, thể tích máu cũng tăng dẫn đến tăng huyết áp. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều biến chứng mạn tính khác.

Tích tụ chất lỏng

Tích tụ chất lỏng là tình trạng dịch dư thừa tích tụ trong cơ thể. Tăng hấp thu muối là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này. Biểu hiện của tình trạng này là sưng ở bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Bạn nên uống nhiều nước và giảm hấp thu muối.

Tác hại của việc sử dụng nhiều muối

Bệnh tim mạch

Hấp thu nhiều muối sẽ làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Mất nước

Nếu bạn không hấp thu đủ nước, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Ăn nhiều muối sẽ khiến bạn bị mất nhiều nước. Dấu hiệu của tình trạng này là khát nhiều, buồn nôn, chóng mặt, co thắt dạ dày, nôn và tiêu chảy.

Viêm dạ dày ruột

Thừa muối có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm Helicobactor pylori. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể liên tục tiếp xúc với hàm lượng muối cao. Tình trạng này có thể dẫn tới viêm và phát triển khối u.

Rối loạn thận

Thận là “nạn nhân” chính của những chế độ ăn uống sai lầm của cơ thể. Khi bạn hấp thu quá nhiều muối sẽ làm giảm chức năng thận và loại bỏ ít nước, gây huyết áp cao. Tình trạng thừa muối thường xuyên có thể gây ra các bệnh mạn tính.

Loãng xương

Khi lượng natri tăng, cơ thể cũng bị mất nhiều canxi hơn. Điều này dẫn tới loãng xương. Ở phụ nữ mãn kinh, đây là một trong những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng của dư thừa muối.

Đột quỵ

Đột quỵ xuất hiện khi máu cung cấp tới não bị giảm. Tình trạng này sẽ làm giảm cung cấp khí oxy, kết quả là gây chết tế bào. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ đột quỵ và dư thừa muối góp phần trực tiếp vào tình trạng này.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Vì sao nên ăn trứng hàng ngày?

Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên ăn trứng hàng ngày:

Tăng cường miễn dịch

Trứng chứa selen giúp tăng cường miễn dịch. Ăn một quả trứng mỗi ngày giúp bạn chống lại virus và các nhiễm trùng.

Điều chỉnh cholesterol

Trứng chứa chất béo tốt giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Trứng còn là thực phẩm rất tốt cho tim.

Tốt cho răng

Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin D tốt, giúp răng chắc khỏe. Bạn nên thêm trứng vào chế độ ăn hàng ngày nhé.

Tăng cường sức khỏe xương

Vitamin D trong trứng giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu calci, rất tốt cho xương và sức khỏe tổng thể.

Cung cấp năng lượng

Trứng giàu vitamin B giúp tăng cường năng lượng. Việc bạn cần làm là hãy thêm trứng vào thực đơn mỗi ngày.

Phòng ngừa mù lòa

Lòng đỏ trứng chứa hai hợp chất quan trọng là lutein và zeaxanthin, có tác dụng phòng ngừa mù lòa và mất thị lực.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Trứng cũng giàu choline tốt cho não bộ. Khi cơ thể thiếu choline có thể dẫn tới các vấn đề liên quan đến thần kinh.

Giảm stress

Trứng cũng là nguồn cung cấp các acid amin giúp tăng sản sinh serotonin có tác dụng giảm stress.

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Boldsky)

Trà ô long tốt cho sức khỏe, giảm cân

Trà là một loại thức uống được nhân loại dùng từ rất lâu trong lịch sử vì hương thơm ngon tao nhã của nó. Ngày nay, trà được chứng minh là m...